Học trực tuyến

Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Phú Bình

Thứ năm - 05/12/2019 14:57
Trường THCS Phú Bình được thành lập theo quyết định số 829/QĐ.CT.UBH của Chủ tịch UBND huyện Tân Phú ký ngày 25/10/2002 đặt tại ấp Phú Tân, xã Phú Bình với qui mô tối đa 30 lớp học. Bộ máy hoạt động của trường được tổ chức theo qui định của Luật Giáo dục và điều lệ trường THCS, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, được tách ra từ trường THCS Trường Sơn. Năm học 2003-2004, năm đầu tiên thành lập, nhà trường có 14 CB- GV- CNV với 280 học sinh, cơ sở nhà trường được mượn của trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển với sự quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Phú, Đảng ủy, chính quyền địa phương xã Phú Bình, sự kề vai sát cánh của cha mẹ học sinh, cùng với tinh thần đoàn kết thống nhất, quyết tâm phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục của tập thể Hội đồng sư phạm qua các thời kỳ đã đưa nhà trường vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ từng năm học và ngày càng đạt được nhiều thành tích trong dạy và học cũng như các phong trào khác do ngành và địa phương phát động. Đến nay trường có 19 lớp với tổng số học sinh là 711 học sinh. Số công chức, viên chức, lao động hợp đồng của trường hiện nay là 47 người, trong đó có 36 giáo viên trực tiếp giảng dạy, 02 ban giám hiệu, 02 chuyên trách Thiết bị - Thí nghiệm, 01 TPT và 06 nhân viên. Nhà trường có 06 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng.
                                                 KẾ HOẠCH
   Chiến lược phát triển trường THCS Phú Bình 2020-2025
                              và tầm nhìn đến năm 2030

Trường THCS Phú Bình được thành lập theo quyết định số 829/QĐ.CT.UBH của Chủ tịch UBND huyện Tân Phú ký ngày 25/10/2002 đặt tại ấp Phú Tân, xã Phú Bình với qui mô tối đa 30 lớp học. Bộ máy hoạt động của trường được tổ chức theo qui định của Luật Giáo dục và điều lệ trường THCS, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, được tách ra từ trường THCS Trường Sơn. Năm học  2003-2004, năm đầu tiên thành lập, nhà trường có 14 CB- GV- CNV với 280 học sinh, cơ sở nhà trường được mượn của trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển với sự quan tâm  tạo mọi điều kiện thuận lợi của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Phú, Đảng ủy, chính quyền địa phương xã Phú Bình, sự kề vai sát cánh của cha mẹ học sinh, cùng với tinh thần đoàn kết thống nhất, quyết tâm phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục của tập thể Hội đồng sư phạm qua các thời kỳ đã đưa nhà trường vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ từng năm học và ngày càng đạt được nhiều thành tích trong dạy và học cũng như các phong trào khác do ngành và địa phương phát động. Đến nay trường có 19 lớp với tổng số học sinh là 711 học sinh. Số công chức, viên chức, lao động hợp đồng của trường hiện nay là 47 người, trong đó có 36 giáo viên trực tiếp giảng dạy, 02 ban giám hiệu, 02 chuyên trách Thiết bị - Thí nghiệm, 01 TPT và 06 nhân viên. Nhà trường có 06 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng. Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 100%. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, được tặng Giấy khen, Bằng khen của UBND tỉnh. Đặc biệt, cở sở vật chất của nhà trường ngày càng được cải thiện. Khuôn viên trường học ngày càng xanh, sạch, đẹp. Các phòng học được sơn sửa lại khang trang, sạch đẹp hơn, trang thiết bị được mua sắm đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu dạy và học của thầy và trò. 
Trong thời gian sắp tới nhà trường được đầu tư xây dựng thêm khối phòng hành chính và các phòng chức năng để phục vụ cho công tác dạy và học của trường. Với quyết tâm của tập thể Hội đồng sư phạm và theo kế hoạch năm học 2022-2023 nhà trường sẽ đạt chuẩn Quốc gia và kiểm định chất lượng cấp độ 3.


I. Phân tích môi trường – Đặc điểm tình hình
1. Môi trường bên trong
1.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
         
Thời gian   Số luợng Nữ Đại học Cao
đẳng
Đảng
Viên
Giáo viên giỏi trường Giáo viên giỏi huyện Giáo viên giỏi tỉnh
 (Tính đến 11/2019) Quản lý 02 00 02   02      
Giáo viên 39 18 27 12 11 36 21 06
Nhân viên 06 03 01 01 02      

* Phân chia theo tổ
  Số luợng Nữ Đại học Cao
đẳng
Đảng
Viên
Giáo viên giỏi trường Giáo viên giỏi huyện Giáo viên giỏi tỉnh
Tổ Toán -Tin 06 01 05 01 02 06 01  
Tổ Ngữ văn 06 06 05 01 03 06 04 01
Tổ Lý- Hóa Sinh - CN 09 03 05 04 02 07 03 00
Tổ Sử - Địa - GDCD 08 05 06 02 02 07 07 05
Tổ Tiếng Anh 04 00 02 02 01 04 04  
Tổ Thể dục - Nhạc-  Họa 06 03 03 03 01 06 02  
TổVăn phòng 08 04 03 01 04      
Nhìn chung nhà trường có đội ngũ trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được phân công. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên của một bộ môn ít phải dạy nhiều khối lớp do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng bài giảng cũng như trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.
Xét theo vị trí việc làm đội ngũ của nhà trường còn thừa thiếu cục bộ cụ thể: Nhà trường còn thiếu 01 Phó Hiệu trưởng, 02 nhân viên thiết bị và 01 nhân viên y tế nhưng lại dư 02 giáo viên trực tiếp đứng lớp
1.2. Học sinh
Học sinh các khối lớp hiện nay là: 711 học sinh
Chia ra: Khối 6: 05 lớp với 201học sinh.
Khối 7 : 05 lớp với 168 học sinh.
Khối 8 : 05 lớp với 187 học sinh.
Khối 9 : 04 lớp với 155 học sinh.
Hầu hết các em có tinh thần học tập tốt, ngoan ngoãn biết vâng lời
Đánh giá chung: Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ổn định, năm sau cao hơn năm trước.                     
1.3. Cơ sở vật chất
* Khuôn viên nhà trường:
Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, có tường rào bao quanh, có cổng trường, có biển tên trường thực hiện đúng quy định. Trong khuôn viên trường gồm có 2 khối nhà cấp 3 riêng biệt là nhà học. Ngoài ra còn có đầy đủ sân chơi, sân chào cờ, bãi tập Thể dục thể thao, nhà xe giáo viên, nhà xe học sinh, cây xanh,…có đầy đủ các thiết bị theo đúng quy định.
- Diện tích đất toàn trường: 10.804m2; bình quân đạt: 15m2/1HS
- Diện tích sân chơi, bãi tập: 2500m2
- Diện tích có trồng cây xanh, cây bóng mát: 2500m2
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Nhà trường đang làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 10804m2
- Diện tích khu nhà đa năng dự kiến: 300m2
- Nhận xét về yêu cầu Xanh – Sạch – Đẹp:
Đảm bảo có cây xanh, bóng mát, vệ sinh sạch sẽ, cảnh quan xanh – sạch – đẹp.
* Các khối công trình:
 Khu phòng học, phòng bộ môn      
* Phòng học: Có 19 phòng học, diện tích, bàn ghế giáo viên, học sinh; bằng đúng quy cách, phòng thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn             
- Phòng y tế sử dụng 1 phòng nghỉ giáo viên, với trang bị đảm bảo hoạt đông có hiệu quả.
- Thư viện đạt chuẩn theo Quyết định số:936 /QĐ-SGD&ĐT ngày 09 tháng 9 năm 2010 Quyết định công nhận Thư viện đạt chuẩn.
- Khu sân chơi đảm bảo yêu cầu học tập của học sinh.
- Có khu để xe giáo viên, học sinh riêng biệt, đẹp, đảm bảo an toàn.
- Có hệ thống nước sạch, hợp vệ sinh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và học tập của giáo viên và học sinh, có hệ thống thoát nước cho cả trường.
- Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lí và dạy học; có trang Website thông tin trên mạng Internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lí nhà trường.
- Đảm bảo các điều kiện cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh sử dụng công nghệ thông tin (có 1 phòng máy, 55 máy nối mạng). Tất cả cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh đều được sử dụng máy vi tính.
* Trang thiết bị phòng học và  thiết bị dạy học
Các phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế 4 chỗ ngồi, có bảng chống loá, hệ thống ánh sáng đảm bảo yêu cầu .
Có 09 ti vi và máy chiếu, 04 máy tính xách tay phục vụ hoạt động văn phòng. máy tính phục vụ công tác chuyên môn, được kết nối mạng Iternet.
1.4. Điểm mạnh
Ban giám hiệu là một tập thể đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Chỉ đạo điều hành các hoạt động của nhà trường một cách đồng bộ hiệu quả. Biết  phát huy dân chủ trong trường học. Được sự tin tưởng quý mến của tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
Đội ngũ giáo viên: Là một tập thể đoàn kết nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm yêu nghề gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều giáo viên có triển vọng tốt, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt. Phần lớn trên chuẩn, có nghiệp vụ sư phạm tốt, yên tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao.
Chất lượng giáo dục đại trà ổn định, là đơn vị nhiều năm liền được công nhận tập thể lao động tiên tiến.
Sau nhiều năm hoạt động nhà trường đã thu được những kinh nghiệm về công tác quản lý, các nề nếp đã đi vào ổn định. Cảnh quan nhà trường đảm bảo “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”.
1.5. Điểm yếu
Cơ sở vật chất chưa đầu tư để đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho dạy học theo hướng hiện đại và đổi mới. Phòng học bộ môn chưa đầy đủ đáp ứng yêu cầu, phương tiện hiện đại còn thiếu, khó khăn cho việc dạy học theo bộ môn và ứng dụng CNTT trong dạy học. Khu sân chơi bãi tập của học sinh còn hẹp...
Tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một số đồng chí chưa đầu tư nhiều cho chuyên môn nghiệp vụ, ngại đổi mới. Số giáo viên chuyên sâu về bộ môn và kinh nghiệm trong việc giảng dạy chưa nhiều. Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự chuyên tâm  trong việc dạy học và giáo dục học sinh.
Chất lượng học sinh chưa đồng đều, số học sinh có lực học trung bình yếu và yếu còn nhiều dẫn đến chất lượng học lực chưa cao, một số môn còn thấp hơn so với mặt bằng chung của huyện.
2. Môi trường bên ngoài
Trường THCS Phú Bình thuộc địa bàn xã Phú Bình huyện Tân Phú là địa phương thuộc vùng khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp, một xã miền núi có diện tích 1569 ha, bao gồm 6 ấp, 02 khu, có 11 dân tộc chung sống.
Nhà trường có nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học trong công tác quản lý chúng tôi nhận thấy các thời cơ, và các thách thức sau:
2.1. Thời cơ
Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương.
Được Phụ huynh hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt.
2.2. Thách thức
Cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học.
Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục và ý thức, động cơ học tập;  sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.
Chất lượng của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục.
2.3. Xác định các vấn đề ưu tiên
Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục; trước mắt chống học sinh bỏ học, tập trung phụ đạo học sinh yếu kém. Phấn đấu đạt được trường có chất lượng tốt.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ tâm và tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
Từng bước tu sửa, nâng cấp, xây dựng và mua sắm mới  cơ sở vật chất, kỷ thuật đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. 
Tiếp tục xây dựng cơ quan văn hóa; duy trì các tiêu chuẩn đã đạt của trường đạt chuẩn Quốc gia và phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
II. Tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi
1. Tầm nhìn
 Là một trong những trường chất lượng tốt, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên, góp phần xây dựng xã Phú Bình giàu đẹp.
2. Sứ mệnh
Tạo dựng được một tập thể đoàn kết, một môi trường học tập thân thiện, có chất lượng giáo dục tốt, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng của mình.
3. Các giá trị cốt lõi
- Đoàn kết
- Hợp tác
- Trách nhiệm
- Bao dung
- Trung thực
- Sáng tạo
- Khát vọng vươn lên
III. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động
1.Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, theo hướng tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
1.2 Các mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu ngắn hạn: Năm 2020-2021, nâng cao chất lượng giáo dục.
Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2022-2023, trường được công nhận đạt chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia và kiểm định chất lượng mức độ 3.
Đến năm 2025, trường phấn đấu đạt các mục tiêu sau:
+ Chất lượng giáo dục được khẳng định.
+ Thương hiệu nhà trường được nâng cao.
Mục tiêu dài hạn:  Duy trì đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2023-2028.
2. Chỉ  tiêu
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá Khá, Tốt trên 95%.
Giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính.
Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 10% .
Có 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Đại học.
Phấn đấu 30% giáo viên đạt giáo viên giỏi tỉnh, 90% đạt giáo viên giỏi Huyện.
100% đạt chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên.
2.2. Học sinh
* Qui mô:
+ Lớp học: 19-20 lớp.
+ Học sinh: 700-750 học sinh.
* Chất lượng học tập:
+ Trên 55% học lực khá, giỏi (15% học lực giỏi)
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 3% không có học sinh kém.
+ Xét tốt nghiệp THCS đạt 98%
* Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống:
+ Chất lượng đạo đức: 97% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
 2.3. Cơ sở vật chất.
Phòng học được trang bị thiết bị dạy học CNTT, phòng làm việc, phòng chức năng được sửa chữa, đầu tư mua sắm  đảm bảo cho công cuộc đổi mới. Mua mới bộ ĐDDH đồng bộ từ lớp 6-9.
Phòng tin học được nâng cấp theo hướng hiện đại.
Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”
3. Phương châm hành động
“Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường”
IV. Các giải pháp thực hiện
1. Các giải pháp chung
Tuyên truyền trong HĐSP và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các công chức, viên chức và người lao động trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
Xây dựng Văn hoá Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.
Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể  và cộng đồng.
2. Các giải pháp cụ thể
a. Thể chế và chính sách
-  Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường đảm bảo sự thống nhất.
b. Tổ chức bộ máy
Kiện toàn cơ cấu tổ chức đúng vị trí việc làm, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng người phù hợp với yêu cầu giảng dạy.
Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.
c. Công tác đội ngũ
Xây dựng đội ngũ đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của công chức, viên chức và người lao động thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của giáo viên đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ bổ nhiệm, khen thưởng xứng đáng đối với những thành viên có thành tích xuất sắc.
Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cốt cán, trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.
Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi công chức, viên chức và người lao động  đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
d. Nâng cao chất lượng giáo dục
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.
Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.


e. Cơ sở vật chất
Tham mưu với các cấp lãnh đạo từng bước xây dựng CSVC đáp ứng cho việc đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo.
Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng học bộ môn, khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của học sinh.
Tiếp tục đầu tư máy tính, ti vi và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng có hiệu quả website, email và mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường, .
f. Kế hoạch - tài chính
Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường.
Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, và minh bạch các nguồn thu, chi.
Phối hợp với BĐD cha mẹ học sinh để tăng cường hỗ trợ đóng góp của phụ huynh học sinh
Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân.
g. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu
Hiện đại và khai thác có hiệu quả website của trường. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí… Khuyến khích giáo viên  tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.
Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.
V. Vai trò của các bên tham gia
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2020-2023: Phấn đấu đạt chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 đạt chuẩn quốc gia.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2023 – 2025: bắt đầu thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, tập trung để thực hiện cho việc đổi mới.
- Giai đoạn 3: Từ năm 2025-2030: Nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư chất lượng mũi nhọn. Duy trì trường đạt chuẩn quốc gia – thực hiện việc đổi mới giáo dục theo yêu cầu.
4. Yêu cầu cụ thể
a. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến nhiều đơn vị.
- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát.
b. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
c. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.
d. Đối với cá nhân giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
e. Đối với học sinh
Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoặc học nghề.
Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.

f. BĐD cha mẹ học sinh
Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường
 i. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường:
Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
5. Kiến nghị với các cơ quan chức năng
- Đối với  Phòng giáo dục – đào tạo Huyện Tân Phú:
+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược cho Trường THCS Phú Bình để nhà trường thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch các hoạt động của nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.
+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Đối với chính quyền địa phương, UBND Huyện Tân Phú: Hỗ trợ tài chính hoạt động, nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng trường lớp cho nhà trường để thực hiện kế hoạch chiến lược.
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Phú Bình 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của nhà trường./.
  
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Tân Phú (để báo cáo);
- UBND xã Phú Bình (để báo cáo);
- Đăng website;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG






Bùi Đức Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Liên kết hữu ích
Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay14
  • Tháng hiện tại5,304
  • Tổng lượt truy cập133,499
Vui lòng đợi trong giây lát
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây