Học trực tuyến

Quy chế làm việc năm học 2019-2020

Thứ sáu - 10/01/2020 15:25
QUY CHẾ
Làm việc trường THCS Phú Bình
(Ban hành kèm theo Quyết định số:71 /QĐ-THCS ngày 06 tháng 8 năm 2019 của Hiệu trưởng trường THCS Phú Bình)
1. Quy định cụ thể về nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và  các tổ chuyên môn  trong nhà trường để phát  huy vị trí, vai trò và hiệu lực trong công tác.
         2. Thống nhất về lề lối làm việc, mối quan hệ và sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
         3. Xây dựng khối đoàn kết nhất trí, cộng đồng trách nhiệm để thực hiện tốt các nhiệm vụ để xây dựng và phát triển nhà trường.

QUY CHẾ

                       Làm việc trường THCS Phú Bình
(Ban hành kèm theo Quyết định số:71 /QĐ-THCS ngày 06 tháng 8 năm 2019 của Hiệu trưởng trường THCS Phú Bình)
 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Mục đích
1. Quy định cụ thể về nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và  các tổ chuyên môn  trong nhà trường để phát  huy vị trí, vai trò và hiệu lực trong công tác.
         2. Thống nhất về lề lối làm việc, mối quan hệ và sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
         3. Xây dựng khối đoàn kết nhất trí, cộng đồng trách nhiệm để thực hiện tốt các nhiệm vụ để xây dựng và phát triển nhà trường.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
         1. Quy chế này quy định về nhiệm vụ cụ thể, phạm vi trách nhiệm, lề lối làm việc và mối quan hệ trong công tác của các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trên cơ sở các quy định của cấp có thẩm quyền và phân công của Hiệu trưởng.
         2. Ngoài các quy định của quy chế này, Công chức, viên chức và người lao động có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
 

Chương II

TỔ CHỨC BỘ MÁY

          Tổ chức bộ máy nhà trường:
Điều 3. Hội đồng trường
Hội đồng trường trường THCS Phú Bình có 11 thành viên trong đó có 01 chủ tịch 01 thư ký do UBND huyện ra quyết định số 157/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường được quy định tại điều 20 Điều lệ trường THCS, trường THPT, cơ sở giáo dục có nhiều cấp học.
Điều 4.  Hiệu trưởng (HT) - Phó Hiệu trưởng (PHT)
THCS Phú Bình có 01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng do UBND Huyện bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm, Hiệu trưởng đảm nhận không quá 2 nhiệm kỳ tại trường.
 

Điều 5. Tổ chuyên môn

         1. Tổ chuyên môn
Được tổ chức theo một số môn học do hiệu trưởng quy định. Mỗi tổ chuyên môn có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó ( nếu có từ 7 thành viên trở lên) do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học.


         2. Tổ văn phòng
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các nhân viên kế toán, văn thư, phụ trách thư viện, phục vụ, bảo vệ, y tế học đường (HT, PHT chuyên môn tổ nào thì sinh hoạt chuyên môn tổ đó). Tổ trưởng, tổ phó do Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm.
Điều 6. Các Hội đồng tư vấn trong nhà trường
          1. Các hội đồng tư vấn trong nhà trường
Do Hiệu trưởng thành lập theo từng năm học và làm Chủ tịch Hội đồng nhằm tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trong công tác điều hành nhà trường.
1.1 Hội đồng thi đua khen thưởng: thực hiện theo khoản 2 điều 34 thông tư 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Bô GD&ĐT về hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thực hiện chức năng tư vấn, giúp Hiệu trưởng về công tác Thi đua, Khen thưởng trong lĩnh vực hoạt động của nhà trường.
 Hội đồng Thi đua - Khen thưởng có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Giúp Hiệu trưởng tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị nhằm phát triển phong trào mạnh mẽ, đúng hướng, có hiệu quả; phát hiện và tổ chức nhân rộng các điển hình tiên tiến qua phong trào thi đua;
- Xem xét trình Hiệu trưởng giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về thi đua, khen thưởng; xem xét trình Hiệu trưởng quyết định thu hồi hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi quyết định khen thưởng đối với các trường hợp có vi phạm các quy định về Thi đua, khen thưởng.
Số lượng thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng với thành phần sau:
Chủ tịch: Hiệu trưởng; Phó Chủ tịch: Chủ tịch Công đoàn, Phó Hiệu trưởng; Các ủy viên: Đại diện cấp ủy Đảng, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và cán bộ chủ chốt của nhà trường do Hiệu trưởng lựa chọn, quyết định.
1.2 Hội đồng kỷ luật học sinh: Gồm các thành viên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, một hoặc hai giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giáo dục và trưởng ban đại diện hội cha mẹ học sinh (thành lập khi có GV, học sinh bị kỷ luật).
1.3 Các Hội đồng khác (Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng nâng lương trước thời hạn .v.v...) thành lập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động do Hiệu trưởng quy định.
Điều 7. Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong nhà trường
Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong nhà trường hoạt động theo điều lệ Đảng và lãnh đạo nhà trường theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Nhà trường có đội TNTP Hồ Chí Minh, Công đoàn cơ sở, Chi hội phụ nữ được thành lập và họat động theo Điều lệ Đội, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Mục đích giúp nhà trường thực hiện mục tiêu và nguyên lý giáo dục.
Chương III
 NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ
Điều 8. Hiệu trưởng
1. Quản lý điều hành chung mọi hoạt động của nhà trường và phụ trách trực tiếp một số công tác: Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
2. Hiệu trưởng phụ trách trực tiếp các công tác sau:
2.1 Công tác tổ chức
Quy định bộ máy của nhà trường. Tiếp nhận, bố trí và phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhà trường. Kiểm tra đánh giá xếp loại viên chức, chuẩn nghề nghiệp hàng năm. Cử cán bộ giáo viên đi học đào tạo bồi dưỡng và đề nghị đề bạt bổ nhiệm cán bộ. Thực hiện các chế độ chính sách, nâng lương nâng ngạch hàng năm.
Phụ trách, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn, các bộ phận: Tổ Văn phòng, tổ Toán – Tin, tổ Sử - Địa – GDCD và bộ phận YTHĐ, phổ cập.
2.2 Công tác kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường hàng năm và từng thời kỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế  xã hội của điạ phương.
- Xây dựng kế hoạch về nội dung, biện pháp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, kỳ học. Đề ra chương trình công tác tuần, tháng có sự phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
2.3 Chủ tài khoản đơn vị: Thống nhất quản lý toàn bộ các nguồn thu, chi  kinh phí trong và ngoài ngân sách. Uỷ quyền quản lý quỹ phúc lợi tập thể tự có cho công đòan. Đề xuất các nội dung, định mức thu chi kinh phí của BĐD cha mẹ học sinh.
2.4 Công tác thi đua - khen thưởng: Quyết định các nội dung, chương trình thi đua năm học, ký các quyết định khen thưởng.
2.5 Tiếp nhận học sinh vào học bao gồm: xét tuyển vào lôùp 6, tiếp nhận học sinh chuyeån đến, giải quyết học sinh chuyeån đi và biên chế các lớp học.
2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra: Chỉ đạo công tác kiểm tra và giải quyết các khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền. Xaây döïng keá hoch vaø thanh tra giaùo vieân theo chæ tieâu haøng naêm.
2.7 Chịu trách nhiệm các báo cáo sơ kết, tổng kết năm học. Chủ trì các cuộc họp nhà trường, cuộc họp các hội đồng do Hiệu trưởng làm chủ tịch, các cuộc họp lãnh đạo trường, họp liên tịch. Chủ trì phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, với Hội cha mẹ học sinh, các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc giáo dục học sinh và thực hiện nhiệm vụ nhà trường.
2.8 Quản lý đất đai, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và làm việc của nhà trường theo đng quy định về quản lý tài sản hiện hành.
          Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cơ sở vật chất, vệ sinh trường sở, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp.
          Trực tiếp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn xã.
          2.9 Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ như: Giáo dục chính trị tư tưởng, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và hoạt động xã hội. Chỉ đạo công tác “Xây dựng THTT-HSTC”.       
3. Uỷ quyền: Phân công nhiệm vụ và quyền hạn cho Phó hiệu trưởng quản lý điều hành một số mặt công tác, điều hành chung hoạt động của nhà trường theo lịch trực lãnh đạo. Khi bận công tác thì ủy quyền cho Phó hiệu trưởng giải quyết hoặc chủ trì các cuộc họp thuộc phần việc của Hiệu trưởng phụ trách.


Điều 9. Phó Hiệu trưởng
1. Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng quản lý và chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công, giải quyết thay một số phần việc cụ thể của Hiệu trưởng khi Hiệu trưởng uỷ quyền. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được phân công trực lãnh đạo. Các quyết định của Phó hiệu trưởng trong phần việc được phân công và giải quyết thay được coi là quyết định của Hiệu trưởng.
2. Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và cùng Hiệu trưởng chiụ trách nhiệm trước cấp trên về phần việc của mình. Định kỳ Phó hiệu trưởng báo cáo: Kết quả công tác, dự thảo kế họach, đề xuất hoặc xin ý kiến về chương trình công tác với Hiệu trưởng. Đối với phần việc được Hiệu trưởng ủy quyền giải quyết thay phải có trách nhiệm báo cáo ngay sau đó với Hiệu trưởng.
3. Nhiệm vụ cụ thể được phân công của Phó Hiệu trưởng
a) Xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức các hoạt động giảng dạy - học tập theo năm học, kỳ học và hàng tháng. Quản lý và chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học theo qui định của Bộ GD-ĐT, các chỉ đạo của Sở GD – ĐT, Phòng GD&ĐT.
b) Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, tổ chức các Hội nghị chuyên đề, tổ chức thao giảng, hội giảng và công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức và chỉ đạo các kỳ thi theo quyết định của Hiệu trưởng. Tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng học tập. Là phó ban thường trực chỉ đạo công tác kiểm tra nghiệp vụ sư phạm giáo viên.
c) Bố trí thời khóa biểu, chỉ đạo hoạt động, phụ trách tổ chuyên môn: Tổ Lý – Hóa – Sinh – CN; Tổ Ngữ văn; Tổ Tiếng Anh; Tổ TD - Nhạc - Họa; Thư viện và thiết bị của trường.
d) Duyệt thừa giờ giảng dạy. Dự toán kinh phí các họat động chuyên môn. Được chủ tài khỏan ủy quyền duyệt chi kinh phí họat động chuyên môn khi hiệu trưởng đi vắng, xây dựng và quản lí tốt ngân hàng đề thi theo yêu cầu chuyên môn của nhà trường, Phòng giáo dục và đào tạo. Trực tiếp làm tổ trưởng tổ thư viện và thiết bị. Là thành viên ban thi đua khen thưởng nhà trường.
e) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ như: Giáo dục chính trị tư tưởng, văn hoá văn nghệ, thể dục - thể thao và hoạt động xã hội.
g) Chỉ đạo công tác chủ nhiệm của giáo viên.
h) Quản lý và chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh, việc thực hiện nề nếp của học sinh. Trực tiếp chỉ đạo công tác “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Là Phó chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường - điều hành họp Hội đồng thi đua khen thưởng khí hiệu trưởng vắng mặt.
          i) Dự toán kinh phí hoạt động ngoại khóa văn nghệ TDTT. Được chủ tài khoản ủy quyền duyệt kinh phí hoạt động ngoại khóa khi Hiệu trưởng đi vắng.
          k) Chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp.
Điều 10. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng điều hành nhà trường theo theo chế độ thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ
1. Hiệu trưởng tham khảo ý kiến với Phó Hiệu trưởng, đại diện các đoàn thể  hoặc các thành viên trong nhà trường (tùy theo tính chất từng công việc) trước khi ra quyết định đối với các công việc sau: Cơ cấu bộ máy, đề nghị bổ nhiệm, phân công công tác, tuyển dụng, cử đào tạo bồi dưỡng, kế hoạch phát triển, tuyển sinh, thi đua khen thưởng- kỷ luật, dự toán và phân bổ kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nội quy, quy chế.
2. Thực hiện công khai dân chủ các nội dung: Các quyết định của Hiệu trưởng, các chủ trương chính sách chế độ đối với công chức và học sinh, các chế độ và quyền lợi trong nhà trường, công tác tuyển sinh, tuyển dụng, tài chính, nội dung và kết quả thi đua khen thưởng, kỷ luật công chức, học sinh. Hình thức công khai bao gồm thông báo trong cuộc họp, bằng văn bản hoặc báo cáo định kỳ (tài chính) trên bảng thông báo.    
3. Thời gian làm việc của Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng
a. Hiệu trưởng: Buổi sáng từ lúc 7 giờ 00 phút, buổi chiều từ lúc 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 15 phút.
b. Phó Hiệu trưởng: Buổi sáng từ lúc 7 giờ 30 phút, buổi chiều từ lúc 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
  Điều 11. Tổ chuyên môn - Tổ trưởng, tổ phó
1. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ
1.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học, học kỳ và hàng tháng để thực hiện nội dung, chương trình và kế hoạch giảng dạy (phân phối chương trình) theo quy định của Bộ GD-ĐT, chỉ đạo của Sở GD – ĐT, PGD và của nhà trường.
1.2 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng các chuyên đề chuyên môn, tổ chức thao giảng để trao đổi học tập kinh nghiệm. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, bồi dưỡng học sinh giỏi và thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và học tập của học sinh.
1.3 Thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế, chế độ hồ sơ, thanh tra đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ các thành viên của tổ từng kỳ và năm học.
1.4 Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
2. Tổ trưởng- Tổ  phó tổ chuyên môn có nhiệm vụ
2.1 Quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động của tổ, công tác của các thành viên. Chủ trì các chương trình công tác, các cuộc họp của tổ. 
2.1 Xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ trên cơ sở kế hoạch hoạt động của nhà trường.
2.3 Là thành viên của ban kiểm tra trường học có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách và nghiệp vụ sư phạm các thành viên trong tổ. Đề xuất với Hiệu trưởng để phân công giáo viên có năng lực hướng dẫn giáo viên tập sự và bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.4 Đề xuất ý kiến vôùi Hiệu trưởng cho giáo viên được nghỉ theo quy định, bố trí giáo viên dạy thế và giải quyết cho giáo viên xin dạy thế giờ hoặc đổi giờ (phải báo cáo Hiệu trưởng). Là thành viên Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường.
2.5 Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ hàng tháng  và các báo cáo khác theo yêu cầu.
2.6 Nhắc nhở giáo viên lên lịch báo giảng. Có kế hoạch kiểm tra các đề thi trước khi nộp cho nhà trường.
2.7 Tổ phó tổ chuyên môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm, có trách nhiệm tham mưu cho Tổ trưởng các công tác mà mình phụ trách cùng với Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các họat động của tổ chuyên môn.
Điều 12. Thư ký Hội đồng trường kiêm thư ký hội đồng sư phạm
          Là người giúp việc cho Hiệu trưởng và hội đồng trường thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Ghi chép biên bản các cuộc họp của nhà trường, cuộc họp các hội đồng do Hiệu trưởng làm chủ tịch. Ghi chép lịch công tác tuần của nhà trường và các nội dung thông báo.
2. Thông báo kế hoạch công tác hàng tuần và các công tác đột xuất theo yêu cầu của Hiệu trưởng.
3. Dự thảo Nghị quyết Hội nghị viên chức, Nghị quyết tháng.
Điều 13. Các đoàn thể
1. Công đoàn cơ sở
1.1 Thực hiện nhiệm vụ và hoạt động theo Điều lệ của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
1.2 Chủ tịch Công đoàn làm Phó chủ tịch thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng: Dự thảo kế hoạch, nội dung đánh giá công tác thi đua. Tổ chức triển khai, theo dõi và tổng hợp kết quả thi đua trong công chức, viên chức và người lao động. Giới thiệu công đoàn viên tích cực vào đội ngũ trung kiên và xét đề nghị kết nạp vào Đảng Công sản Việt nam theo chỉ tiêu đăng kí hàng năm.
1.3 Tham gia và giám sát công tác quản lý nhà trường, giám sát thực hiện chế độ chính sách, động viên công chức hăng hái lao động. Quản lý qũy phúc lợi của nhà trường.
2. Đội TNTP Hồ Chí Minh
2.1 Họat động theo điều lệ Đội TNTPHCM.
2.2 Thực hiện nhiệm vụ theo theo nội dung chương trình do Hội đồng đội xã, huyện chỉ đạo.
2.3 Tổng phụ trách Đội: Xây dựng kế họach họat động các phong trào Đội, sơ kết, tổng kết  thi đua theo từng chủ đề, chủ điểm, từng đợt thi đua, dịp sơ kết học kỳ và tổng kết năm học. Chịu trách nhiệm bảo quản sổ đầu bài. Là thành viên ban thi đua khen thưởng nhà trường.
2.4. Giờ làm việc của Tổng phụ trách:  
- Thứ Hai (cả ngày), thứ 3,6 (buổi chiều), thứ 5,7 (buổi sáng)
- Buổi sáng từ lúc 7 giờ 00 đến 11 giờ 00 phút; Buổi chiều từ lúc 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Điều 14. Giáo viên
1. Chấp hành sự phân công và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người giáo viên theo quy định của điều lệ trường trung học, quy chế chuyên môn và quy định của Ngành. Tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường, chịu sự quản lý của Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn.
2. Được quyền tham gia các ý kiến về công tác quản lý, các hoạt động giáo dục của nhà trường. Được thông báo và có ý kiến về việc thực hiện chế độ chính sách, sử dụng tài chính và cơ sở vật chất theo quy chế thực hiện dân chủ nhà trường.
3. Chấp hành pháp luật, có ý thức kỷ luật và tinh thần công tác, giữ vững phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo và nhà trường. Là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
4. Ngoài nhiệm vụ và trách nhiệm trên giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể sau:
4.1 Giáo viên bộ môn
a) Giảng dạy tốt môn học theo nội dung chương trình của Bộ GD-ĐT, chỉ đạo của Sở GD-ĐT, Phòng GD&ĐT và nhà trường. Thứ 2 hàng tuần phải lên lịch giảng dạy (lên lịch báo giảng trên phần mềm vnedu), hoàn thành chương trình theo đúng tiến độ của nhà trường và quy định về các bài kiểm tra ñònh kyø theo phân phối chương trình.
b) Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn và quy định của nhà trường: (Soạn giảng, lên lớp, ra đề kiểm tra, coi kiểm tra, chấm bài, trả bài, đánh giá xếp loại học sinh). Chấp hành chế độ sinh hoạt chuyên môn, có đầy đủ các loại hồ sơ quy định. GVBM nhập các cột điểm kiểm tra trên phần mềm Vnedu sau khi kết thúc kiểm tra theo phân phối chương trình.
c) Tham gia các hoạt động giáo dục ngoại khoá, có trách nhiệm giáo dục và hướng nghiệp nghề, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật thông qua giờ lên lớp (theo đặc trưng bộ môn). Xử lý hoặc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để xử lý học sinh vi phạm nội quy trong giờ lên lớp. Hình thức xử lý học sinh vi phạm trong giờ học bao gồm: Nhắc nhở, phê bình trước lớp. Nếu vi phạm của học sinh làm ảnh hưởng đến giờ học thì yêu cầu học sinh lên gặp TPT hoặc BGH để có hướng xử lý.
d) Tham gia các chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ. Tham dự các kỳ thao giảng, hội giảng định kỳ và các hội nghị chuyên đề do tổ, nhà trường và Phòng GD&ĐT tổ chức.
e) Không hút thuốc, uống rượu - bia trong nhà trường. Không sử dụng điện thoại di động khi lên lớp (Riêng tổ Tiếng Anh được phép sử dụng điện thoại để phục vụ vào công tác giảng dạy, nếu sử dụng vào việc riêng cá nhân nếu phát hiện nhà trường sẽ lập biên bản). Dạy thêm đúng theo quy định và chịu sự quản lý của nhà trường.
4.2 Giáo viên chủ nhiệm lớp
a) Quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, các hoạt động phong trào và có biện pháp để khắc phục, động viên học sinh để tiến bộ toàn diện về tình hình, kết quả học tập, có trách nhiệm về tác phong nề nếp, chấp hành nội quy học sinh của lớp mình phụ trách.
b) Là người quyết định về mặt tổ chức lớp, cố vấn cho Chi đội hoạt động theo điều leä Ñoäi TNTP Hồ Chí Minh. Xây dựng kế hoạch, nội dung để phối hợp với Chi hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể có liên quan nhằm thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh.
c) Phối hợp với giáo viên bộ môn, TPT để nắm bắt tình hình học sinh trong từng tuần để:
- Xử lý học sinh vi phạm với hình thức phê bình, khiển trách  trước lớp trong sinh hoạt tuần. Lập hồ sơ đề nghị nhà trường thi hành kỷ luật với các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, đuổi học theo quy định.
          - Biểu dương học sinh tiến bộ, làm việc tốt trước lớp, đề nghị nhà trường biểu dương trước cờ, khen thưởng học sinh có thành tích cao từng kỳ và cuối năm học.
d) Cho phép học sinh được nghỉ học có lý do không quá 3 buổi học. Quyết định về xếp loại các mặt giáo dục học sinh cuối kỳ và cuối năm sau khi có ý kiến của Hiệu trưởng. Đề xuất danh sách học sinh được lên lớp, ở lại, thi lại, rèn luyện trong hè và khen thưởng học sinh theo quy định (Học sinh tiến tiến, học sinh giỏi).
e) Quản lý và thực hiện đầy đủ việc ghi chép các loại hồ sơ: Sổ điểm lớp, sổ chủ nhiệm, phiếu liên lạc học sinh, học bạ học sinh và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo đúng quy định và quy trình của nhà trường.
Điều 15. Nhân viên hành chính
Các nhân viên nhà trường làm việc theo chế độ hành chính, có nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo trường thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành nhà trường và đảm bảo các điều kiện phục vụ công tác giảng dạy, học tập và sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Chức danh và nhiệm vụ của các nhân viên trong nhà trường bao gồm:
1. Nhân viên kế toán
1.1 Xây dựng dự toán, cân đối kinh phí, lập hồ sơ tài chính (sổ theo dõi, chứng từ thu, chi), báo cáo quyết toán các nguồn thu, chi trong và ngoài ngân sách theo hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền để đảm bảo phục vụ cho các hoạt động của nhà trường.
1.2 Tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý thu chi đúng chế độ, đảm bảo nguyên tắc tài chính. Chỉ được phép chi khi nội dung công việc đã có dự toán và được Hiệu trưởng duyệt chi. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ toàn bộ hồ sơ tài chính.
1.3 Thực hiện chế độ công khai tài chính định kỳ như sau:
- Hàng quý thông báo tổng kinh phí được chi, được quyết toán và quỹ tiền mặt.
1.4 Lập sổ quản lý tài sản theo quy định.
1.5 Lập sổ theo dõi công chức và thực hiện chế độ báo cáo tình hình đội ngũ định kỳ. Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ hợp đồng tuyển dụng giáo viên, nhân viên.
1.6 Chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và cung cấp đầy đủ thông tin với Ban thanh tra nhân dân. Khi có đoàn thanh tra làm việc, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu.
1.7 Thời gian làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu, các buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút và buổi chiều trong tuần từ lúc 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút, nghỉ ngày thứ 7, tùy theo yêu cầu của công việc và phải đảm bảo hoàn thành công việc chuyên môn của mình. Nếu đi công tác hoặc nghỉ có việc đột xuất phải xin ý kiến Hiệu trưởng.
1.8 Tham mưu cho Hiệu trưởng, Hội đồng xét nâng lương của Nhà trường về thủ tục, hồ sơ nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, nâng lương phụ cấp thâm niên cho Công chức, viên chức và người lao động.

2. Nhân viên thủ quỹ (do nhân viên Văn thư kiêm nhiệm)
2.1 Thu, nhận tiền trong và ngoài ngân sách được cấp hoặc được thu kịp thời an toàn các nguồn quỹ. Cấp phát kinh phí khi có phiếu chi, lệnh chi của Hiệu trưởng, (phiếu chi đã có chữ ký của chủ tài khoản và kế toán).
2.2 Có đủ hồ sơ, sổ sách theo dõi thu, chi và cập nhật kịp thời đúng nguyên tắc tài chính. Hàng tháng đối chiếu sổ quỹ với kế toán, hàng quý tổng hợp kinh phí thu chi để đối chiếu sổ quỹ và kiểm tra quỹ tiền mặt để báo cáo với chủ tài khoản và thông báo công khai kinh phí sử dụng.
2.3 Chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và cung cấp đầy đủ thông tin với Ban thanh tra nhân dân. Khi có đoàn thanh tra làm việc, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu.
2.4. Quản lý tiền mặt tại két của nhà trường. Nếu để thất thoát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi hoàn.
3. Nhân viên văn thư
3.1 In ấn các văn bản của nhà trường, Công đoàn, Chi bộ, khi có ký duyệt của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.
3.2 Tiếp nhận các văn bản đến để chuyển cho Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng, đối với văn bản của đoàn thể nào thì chuyển cho đoàn thể đó. Phát hành văn bản của nhà trường kịp thời theo đúng nơi nhận trong văn bản. Các văn bản đến và đi đều được ghi vào sổ, lưu trữ theo quy định.
3.3 Quản lý và sử dụng đúng nguyên tắc mộc (dấu) của nhà trường.
3.4 Tiếp nhận và quản lý hồ sơ học sinh, tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc giải quyết tiếp nhận và cho học sinh chuyển trường theo đúng quy định. Lập sổ đăng bộ theo dõi học sinh, danh sách học sinh tốt nghiệp hàng năm, lập sổ theo dõi cấp phát bằng, quản lý sổ điểm, học bạ các lớp học. Thực hiện các biểu mẫu, thống kê, tổng hợp của nhà trường.
3.5 Cung ứng các loại hồ sơ quản lý của nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên và các lớp học. Quản lý và cấp văn phòng phẩm. Quản lý và sử dụng máy tính văn phòng.
3.6 Thời gian làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu, các buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút và buổi chiều trong tuần từ lúc 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút, nghỉ ngày thứ 7, tùy theo yêu cầu của công việc và phải đảm bảo hoàn thành công việc chuyên môn của mình. Nếu đi công tác hoặc nghỉ có việc đột xuất phải xin ý kiến Hiệu trưởng.
4. Phụ trách thiết bị (Chuyên trách)
4.1 Tham mưu với lãnh đạo nhà trường để xây dựng và trang bị hệ thống thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy và thực hành các môn học.
4.2 Quản lý, bảo trì, vệ sinh hệ thống thiết bị hiện có. Hướng dẫn các tổ chuyên môn sử dụng các đồ dùng dạy học và chuẩn bị thiết bị thí nghiệm theo yêu cầu của tổ chuyên môn và giáo viên giảng dạy.
4.3 Thời gian làm việc: Các buổi sáng bắt đầu từ 07 giờ đến 11 giờ 15 phút buổi chiều từ 13h đến 17h15. Nếu không có giáo viên nào đăng kí mượn thiết bị ở tiết cuối thì cho giáo viên phụ trách thiết bị nghỉ sớm 15 phút. Đi công tác hoặc nghỉ có việc đột xuất phải xin ý kiến Hiệu trưởng.

5. Phụ trách thư viện (chuyên trách)
5.1 Tham mưu xây dựng kế hoạch trang bị sách, báo, tạp chí đảm bảo nhu cầu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, có kế hoạch giới thiệu sách đến với bạn đọc có hiệu quả.
5.2 Quản lý bảo quản tốt hệ thống sách, thiết bị thư viện theo đúng quy định và quy trình kỹ thuật nghiệp vụ.
5.3 Xây dựng nội quy thư viện, quy định về chế độ sử dụng sách, tài liệu tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh được nghiên cứu, học tập.
5.4 Thư viện mở cửa theo giờ hành chính, từ thứ Hai đến thứ Sáu, buổi sáng bắt đầu từ 07 giờ đến 11 giờ 15 phút buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút. Nếu đi công tác hoặc nghỉ có việc đột xuất phải xin ý kiến Hiệu trưởng.
6. Nhân viên bảo vệ
6.1 Bảo quản an toàn tài sản, cơ sở vật chất và các công trình của nhà trường. Lập sổ theo dõi toàn bộ tài sản hiện có, chịu trách nhiệm phân bổ tài sản theo chỉ đạo của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. Tài sản trong phòng học, phòng làm việc phải lập phiếu kê và ký giao nhận. Những tài sản bị mất không rõ lý do hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm của bảo vệ thì phải chịu bồi hoàn. Thực hiện công tác sửa chữa nhỏ và chăm sóc hệ thống cây cảnh nhà trường.
6.2 Đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, khi có dấu hiệu mất an ninh phải báo cáo với lãnh đạo đồng thời liên hệ với cơ quan Công an để kịp thời giải toả và xử lý.
6.3 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách theo dõi việc thực hiện nội quy học sinh, xử lý những học sinh vi phạm an ninh trật tự. Không cho vào trường những người ăn mặc không lịch sự, uống rượu, hút thuốc.
6.4 Hướng dẫn khách đến liên hệ công tác với nhà trường, không để vào trường những người say rượu, người có thái độ không đúng.
6.5 Thực hiện chế độ làm việc luân phiên 24 giờ, từ 06 giờ 00 phút sáng đến 06 giờ 00 phút sáng hôm sau (làm việc 24 giờ được nghỉ 24 giờ, hàng ngày phải thực hiện sổ giao ca), công việc cụ thể:
6.6 Phục vụ bơm nước nhà vệ sinh giáo viên và học sinh (từ 06 giờ 30 phút sáng hoặc sớm hơn khi có lịch cúp điện), kiểm tra các sự cố xảy ra như điện, nước… và báo kịp thời cho lãnh đạo Nhà trường.
6.7 Đánh trống ra vào lớp theo quy định.
6.8 Sắp xếp xe của học sinh trong nhà xe gọn gàng.
6.9 Chăm sóc cây cảnh như bón phân tưới nước hàng tuần (3 lần/tuần vào các ngày 3,5,7).
6.10 Thực hiện một số công việc khác khi Lãnh đạo Nhà trường yêu cầu.
6.11 Các ngày lễ như khai giảng, 20/11, tổng kết năm học… nếu không phải ca trực của mình cũng phải có mặt để dự lễ theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu có công việc riêng đột xuất thì phải nhờ người trực thay và phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng.



7. Nhân viên phục vụ
Phục vụ nước uống cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường và khách đến liên hệ công tác trong giờ làm việc, trong các cuộc họp lãnh đạo, họp hội đồng tư vấn, hội đồng nhà trường.
Làm vệ sinh hàng ngày phòng làm việc của lãnh đạo Nhà trường, phòng nghỉ giáo viên và văn phòng. Làm vệ sinh sạch sẽ nhà vệ sinh giáo viên, hội trường, phòng truyền thống, các hành lang và sảnh của khu vực hành chính.Mua sắm các dụng cụ, công cụ làm vệ sinh cho các phòng hành chính đầy đủ.
          8. Nhân viên y tế học đường (giáo viên kiêm nhiệm)
Theo dõi và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh- giáo viên. Có biện pháp sơ cấp cứu ban đầu và đề xuất giải quyết khi gặp sự cố về sức khỏe của học sinh cũng như thầy cô giáo. Lập sổ theo sõi bệnh của giáo viên và học sinh.
Thời gian làm việc: Buổi sáng bắt đầu từ 07 giờ 30 phút  đến 10 giờ 30 phút buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút. Nếu đi công tác hoặc nghỉ có việc đột xuất phải xin ý kiến Hiệu trưởng.
 
Chương IV
 HỒ SƠ, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, SINH  HOẠT
Điều 16.  Hệ thống hồ sơ
1. Nhà trường, các bộ phận và cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các loại hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn theo quy định (có phụ lục đính kèm).
2. Quản lý, lưu trữ hồ sơ và các tài liệu theo đúng quy định của pháp luật và các cấp có thẩm quyền.
Điều 17. Chế độ báo cáo
Nhà trường, các bộ phận và cá nhân có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo theo quy định nhằm đảm bảo cho công tác quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả. Ngoài báo cáo theo yêu cầu của từng nhiệm vụ, nhà trường quy định chế độ báo cáo định kỳ như sau:
Hàng tháng
- Các tổ chuyên môn chủ động sắp xếp họp tổ 2 tuần 1 lần , tổ trưởng tổng hợp để báo cáo nộp cho Phó hiệu trưởng chuyên môn theo quy định của bộ phận chuyên môn : Tiến độ thực hiện chương trình, thực hiện bài  kiểm  tra, công tác dự giờ, kiểm tra và kết quả hoạt động của tổ - lên dự thảo kế hoạch hoạt động tháng tiếp theo.
- Phụ trách thư viện, thiết bị tổng hợp các số liệu GV sử dụng đồ dùng dạy học cho phó hiệu trưởng chuyên môn  vào ngày 28 hàng tháng.
- Giáo viên chủ nhiệm báo cáo trước hội đồng nhà trường về số học sinh tăng, giảm với từng lý do vào buổi họp HĐSP hàng tháng.
- Kế toán báo cáo tình hình thu, chi kinh phí trình duyệt chứng từ với Hiệu trưởng trong tháng.
Điều 18. Chế độ sinh hoạt - Hội họp
1. Sinh hoạt đầu tuần
          Đầu ngày thứ Hai, cán bộ, giáo viên chủ nhiệm và học sinh chào cờ và sinh hoạt đầu tuần. Đối với những giáo viên không chủ nhiệm và công nhân viên thì mỗi tháng phải dự chào cờ vào buổi sáng hoặc buổi chiều thứ Hai tuần đầu của tháng (sẽ có thông báo trên bảng công tác).
2. Họp tổ chuyên môn: 2 tuần/1 lần.
3. Họp lãnh đạo, liên tịch (với trưởng các đoàn thể): Do Hiệu trưởng triệu tập.
4. Họp hội đồng sư phạm nhà trường: 1 lần/tháng. Khi cần triệu tập đột xuất.
5. Họp ban thi đua nhà trường: Do Hiệu trưởng triệu tập
 
Chương V
 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Cán bộ, giáo viên và nhân viên trường THCS Phú Bình có trách nhiệm thực hiện các quy định tại quy chế này kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc đề xuất thì phản ánh với các tổ chuyên môn và tổ văn phòng hoặc BCH Công đoàn, chi đoàn. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng hoặc BCH Công đoàn, chi đoàn tập hợp ý kiến đề xuất với lãnh đạo nhà trường xem xét để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện./.
 
Nơi nhận:
- Chi bộ;
- Hội đồng trường;
- Các đoàn thể;
- Lưu: VT.
HIỆU TRƯỞNG





Bùi Đức Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Liên kết hữu ích
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay21
  • Tháng hiện tại1,570
  • Tổng lượt truy cập135,237
Vui lòng đợi trong giây lát
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây